Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của củ loa
Trong một Củ Loa hoàn chỉnh sẽ có 6 bộ phận nhỏ cấu thành là: Khung sườn, viền nhún, mạng nhện, nam châm, cuộn âm và màng loa.
Khung sườn: Khung sườn là thành phần tạo nên kiểu dáng cho toàn bộ phẩn củ loa. Nó được cấu tạo chủ yếu bằng thép hợp kim, nhôm đúc, sắt dập đôi khi là cả bằng nhựa. Nó có nhiệm vụ gắn tất cả các bộ phận của củ loa vào nhau tạo thành 1 khối thống nhất và chắc chắn khi loa hoạt động. Cũng bởi có nhiều chất liệu có thể sản xuất ra nó, thì nó cũng là một trong những yếu tố tạo nên đẳng cấp của loa và giá trị sản phẩm
Gân loa (viền nhún): Gân Loa tuy không cấu tạo là thành phần tạo ra âm thanh nhưng nó lại là bộ phận tác động chính tới độ mềm, mượt và linh hoạt cho âm thanh ra loa. Gân loa một mặt gân và khung sườn 1 mặt găn tiếp giáp với màng loa khi màng loa giao động nó cũng rung động theo và tạo độ đàn hồi cho màng loa chính vì lẽ đó nó là bộ phận rất quan trọng để đánh gia một chiếc loa tốt. Gân loa chủ yếu được sản xuát từ giấy, vải lụa nhưng chất lượng mỗi hãng cho ra sản phẩm khác nhau chính lẽ đó người dùng loa cũng phải có kinh nghiệm trong việc chọn loa
Mạng nhện: Là bộ phận được kết lối giữa côn loa và màng loa, nó chính là bộ phận hoạt động nhiều nhất. Khi tín hiệu điện được đưa vào, mạng nhện sẽ truyền tìn hiệu đó đến màng loa và tiếp tục trở lại về vị trí cân bằng để nhận tín hiệu tiếp theo và tiếp tục truyền đi. Độ nhạy của loa phụ thuộc rất lớn và việc truyền nhận tín hiệu của mạng nhện. Chính vì hoạt động rất nhiều mạng nhện chính là bộ phận để đánh giá độ bền của củ loa cũng như của loa.
Nam Châm: Nam châm là bộ phận đặt sau cùng của củ loa nó đặt chính giữa ngay sau côn loa, mạng nhện và màng loa. Tác dụng của nó là tạo ra lực từ trường tương tác với cuộn dây đồng để tạo ra những xung ddootngj âm thanh và những xung động này sẽ dao động liên tục tác động đến màng loa để phát ra âm thanh. Khối lượng nam châm càng lớn thì loa vận hành với cường độ và năng lượng càng cao. Nếu có nam châm lớn cũng sẽ giúp cho sự giải nhiệt của loa tốt hơn rất nhiều khi vận hành ở cường độ âm thanh lớn, việc này cũng là nhân tố tác động tới tuổi thọ của loa. Và để có được chiếc loa tốt nam châm phải lớn đồng nghĩa là giá thành cao. Hiện trên thị trường phổ biến 3 loại nam châm là: Alnocol, Ferrite và Neodymium.
Côn loa: có cấu tạo gồm lỗi kim loại (có thể làm bằng nhựa chịu nhiệt) là một ống hình trụ, được cuốn bởi các dây đồng xung quanh. Côn loa được đặt trong lỗ từ nam châm. Nó chính là bộ phận chịu tác động lớn nhất khi dòng điện chạy qua, vì thế được phủ một lớp keo dầy cố định cuộn dây đồng với lõi kim loại. Sự xung động của côn loa phụ thuộc chính vào độ lớn của vòng dây đồng trên đó, vì thế việc có côn loa với số lượng vòng dây đồng bao nhiêu ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng âm thanh của củ loa cũng như của loa
Màng loa: Là bộ phân quan trọng quyết định một chiếc loa có tốt hay không. Màng loa là bộ phận trực tiếp tạo ra sóng âm trong không gian. Một màng loa tốt có thể tạo ra sóng âm cực tốt đưa đến tai người nghe. Hiện nay màng loa phần lớn được làm bằng giấy, nhựa, hợp kim. Mỗi hãng sẽ có tiêu chuẩn chất lượng riêng để đưa ra các dòng sản phẩm khác nhau tới người tiêu dùng
Nguyên Lý Hoạt Động Của Củ Loa:
Khi có dòng điện đi vào, nam châm sẽ tạo ra các từ trường, các lực từ trường này sẽ tác động làm cho cuộn âm chuyển động vào ra liên tục theo dao động cơ. Cuộn âm khi chuyển động sẽ kéo theo màng loa chuyển động theo, do 2 bộ phận này được gắn vào nhau, phần mạng nhện cũng được gắn với cuộn âm, vậy nên mạng nhện sẽ có tần số cùng với tần số giao động của màng loa và giúp sự chuyển động của màng loa trở nên nhịp nhàng hơn. Cả 2 bộ phận (Màng loa, mạng nhện) được gắn chung vào phần khung viền, khung viền sẽ giúp giữ cố định cho màng loa. Khi màng loa chuyển động tác động vào không khí phía trước loa bị rung động, từ đó tín hiệu âm thanh (Sóng âm) được tạo ra. Dòng điện sẽ đổi chiều liên tục với tần số thay đổi sẽ tạo ra âm trầm, âm bổng khác nhau
Phân loại củ loa:
Củ loa được chia thành ba loại chính là: Củ Bass, Củ Mid, Củ Treble
Củ loa Bass: có chức năng chuyên phát ra âm thanh có dải tần số thấp hoặc rất thấp, khoảng từ 500 Hz trở xuống thậm chí có thể dưới 20Hz. Tiếng trống hay tiếng bom rơi trong các bộ phim là các đối tượng được nhắc nhiều nhất khi nói tới củ loa siêu trầm hay còn gọi là Subwoofer.
Củ Mid: hay còn có một số cái tên khác như: Loa Mid hoặc Squawker có chức năng chuyên phát ra âm thanh có dải tần số trung bình và vừa, là dải âm mà tai người dễ nghe thấy nhất trong khoảng dải tần số 250-2.000Hz.
Củ Treble: Chức năng của dạng củ loa này là phát ra âm thanh có dải tần số cao như: m sắc của nhạc cụ, hiệu ứng kính vỡ,... trong dải tần số khoảng 2.000Hz-20.000Hz. Đặc biệt với dòng loa Super tweeter - Loa siêu cao tần có dải tần số rất cao, có thể lên tới 100.000Hz
Nhận xét
Đăng nhận xét